Thứ Ba, 19 tháng 1, 2010

Chuyện ngộ nghĩnh về “thầy phù thủy” Edison

Sáng Chủ Nhật ngày 18/10/1931, Thomas Edison lìa trần chỉ 3 ngày trước lễ kỉ niệm sinh nhật lần thứ 52 của chiếc bóng điện đầu tiên. Đèn điện trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ đều tắt trong một phút để tưởng nhớ người vĩ nhân, “người bạn của nhân loại” đã mang đến cho con người một thứ ánh sáng quý giá, một “mặt trời thứ hai”.

Tưởng nhớ ông, nhiều người còn nhớ cả những câu chuyện ngộ nghĩnh của nhà bác học đãng trí, "ngô nghê" này ...

…Trở lại tuổi thơ của Edison, dáng dấp của một nhà khoa học lớn đã hình thành ngay từ những câu chuyện có phần ngộ nghĩnh ấy của cậu bé ở miền Tây nước Mĩ.

Mô tả ảnh.
Edison thời trẻ - Ảnh: Wiki

Những câu hỏi tại sao bất tận

Edison là con út trong một gia đình có 7 anh chị em. Bố ông, Samuel Edison là người Hà Lan, bà mẹ Nancy của ông là một giáo viên tiểu học người Scotland. Ngay từ khi còn nhỏ, Edison đã tỏ ra là một cậu bé hiếu kì, ham hiểu biết, luôn thắc mắc “tại sao” và truy đuổi câu trả lời đến cùng. Mẹ Nancy của Edison rất hiểu tâm lí đứa con trai của mình và đã thoáng nhìn ra hình ảnh một thần đồng khoa học. Trước những câu hỏi kì lạ của con, bà Nancy thường kiên trì giảng giải tỉ mỉ và kích thích thêm sự tò mò của đứa con.

Có một lần, Edison hỏi bố: “Bố ơi, tại sao lại có gió?”. Bố trả lời: “Edison, con không hiểu được đâu!”. Edison lại hỏi: “Tại sao con lại không hiểu được?”. Bố đáp: “Con hãy thử hỏi mẹ con xem”. Thế là Edison tìm đến mẹ và hỏi. Sau lần đó, bà Nancy trách chồng: “Anh không thể lúc nào cũng nói với con là nó không biết gì cả. Như thế là kìm hãm lòng ham hiểu biết của con chúng ta rồi đấy!”.

Không những hiếu kì, ham hỏi, mà chuyện gì cũng phải hỏi cho ra nhẽ, cậu bé Edison còn rất thích tự mày mò làm thử. Một hôm, đã đến giờ ăn nhưng Edison vẫn không về nhà. Mẹ Nancy rất lo lắng, tất tả chạy đi tìm khắp nơi mà vẫn không thấy. Đến tối mịt, bà vô cùng kinh ngạc khi nhận ra Edison ở một túp lều tranh. Cậu bé nằm sấp trên một đống cỏ tranh, đầu tóc rối bù, dưới bụng là mấy quả trứng gà. Cậu cứ thế nằm im, vẻ mặt đầy chăm chú. Bà Nancy ngạc nhiên: “Edison! Con đang làm gì thế?”. Edison tươi tỉnh đáp: “Con đang ấp trứng cho gà nở thành con”. Bà mẹ phì cười. Thì ra Edison nhìn thấy gà mẹ ấp trứng nở thành gà con nên tò mò muốn thử tự mình ấp xem có nở ra gà con được không!

Đến năm 7 tuổi, Edison được cha mẹ cho đi học ở ngôi trường độc nhất trong vùng. Gọi là trường nhưng chỉ có một lớp học 40 học sinh lớn bé đủ cả. Ông giáo dạy học sinh theo những trình độ khác nhau. Edison được xếp ngồi gần ông nhất, đó vốn là chỗ cho những học sinh kém cỏi nhất. Trong khi học, Edison không chú tâm trả lời câu hỏi của thầy giáo mà thường đặt ra nhiều câu hỏi hóc búa với thầy giáo. Vì thế, cậu thường đội sổ và bị bè bạn chê cười.

Một hôm, khi nhân viên thanh tra vào kiểm tra lớp học, thầy giáo của Edison chỉ vào cậu bé và nói: “Học trò này điên khùng, không đáng ngồi học lâu hơn”. Edison rất căm giận hai chữ “điên khùng” và mang chuyện về kể với mẹ. Sau khi rõ ngọn ngành, bà Nancy vô cùng tức giận, dẫn Edison đến trước mặt thầy giáo và tuyên bố: “Ông bảo con tôi điên khùng sao? Nghe này, trí óc của nó còn hơn cả ông đấy. Tôi sẽ giữ nó tại nhà và dạy lấy để ông thấy rằng sau này nó sẽ ra sao!”. Từ đó, Edison không đến trường nữa mà ở nhà tự học cùng mẹ. Edison làm quen dần với Lịch Sử Hy Lạp, La Mã, Thánh Kinh, các tác phẩm của Shakespeare… Nhưng đặc biệt, Edison tỏ ra vô cùng ưa thích khoa học. Cậu có thể kể lại rành mạch các phát minh, các thí nghiệm và tiểu sử của các nhà đại bác học như Newton, Galileo… Không những được truyền dạy học vấn, Edison còn được mẹ huấn luyện về đạo đức. Cậu bé được mẹ căn dặn phải sống thật thà, ngay thẳng, tự tin và cần cù, phải có lòng ái quốc và tình yêu nhân loại.

Nhà khoa học nhí lang thang và lời cầu hôn cấp tốc

Bố Samuel của Edison làm nghề buôn bán ngói lợp mái nhà nên ngay từ nhỏ, cậu bé đã thường xuyên được tiếp xúc với các công cụ khoa học. Một lần, sau khi chứng kiến cảnh bố mình đang dùng quả khí cầu để làm thí nghiệm bay, Edison đã vô cùng phấn khích. Với niềm tin chắc chắn rằng: nếu bụng con người cũng chứa đầy không khí như của khí cầu thì người ta có thể bay lên, Edison đã miệt mài tự chế ra mấy loại chất hóa học và bảo người làm thuê của bố là Max thử uống. Sau khi uống thứ thuốc Edison đưa cho, Max gần như ngất lịm người. Nhưng Edison thì vẫn một mực cho rằng: không bay lên được là thất bại của anh ta chứ không phải của mình!

200px-Thomas_Edison.jpg Mô tả ảnh.
Những chân dung khác của Edison - Ảnh: Wiki

Năm 12 tuổi, Edison làm nghề bán báo và bán kẹo dạo trên tàu hỏa. Với niềm say mê khoa học không bao giờ dứt, cậu bé đã tự lập cho mình một phòng thí nghiệm hóa học nhỏ ngay trên một khoang trống của toa tàu. Ngày ngày, vừa bán báo, Edison vừa tự mày mò nghiên cứu khoa học. Một lần, trong khi làm thí nghiệm, do không cẩn thận, Edison đã làm cháy toa tàu. Kết quả là cậu bị nhân viên soát vé tàu tát cho một cái ù tai và đuổi khỏi tàu, đồng thời cấm lai vãng đến đường ray nữa. Sự việc này đã khiến cho khả năng thị giác của Edison ngày một kém dần. Nhưng trong rủi có may, bị điếc Edison gặp trở ngại trong giao tiếp nhưng bù lại ông có thể chuyên tâm cho những nghiên cứu của mình mà không chịu sự quấy rầy nào.

Chuyện tình cảm của Edison cũng có nhiều điểm rất thú vị. Năm 24 tuổi, Edison là chủ của một xí nghiệp khá nổi danh. Khi công việc dần ổn định, ý định xây dựng gia đình chợt hiện lên trong đầu và người đầu tiên chàng trai trẻ tuổi để ý đến là cô nàng thư kí Mary làm trong công ty. Một hôm, Edison đến trước mặt nàng Mary dịu dàng, thanh tú và nói: “Thưa cô, tôi không muốn phí thì giờ nói những câu vô ích. Tôi xin hỏi cô một câu rất ngắn gọn và rõ ràng: Cô có ưng làm vợ tôi không?”. Hoàn toàn sửng sốt và bất ngờ, cô gái không tin vào tai mình. “Ý cô thế nào, cô nhận lời tôi chứ. Tôi xin cô suy nghĩ trong vòng năm phút”. Edison nhắc lại lời cầu hôn “cấp tốc" của mình bằng vẻ mặt rất nghiêm chỉnh. “Năm phút cơ à? Thế thì lâu quá! Vâng, em nhận lời”. Mary lí nhí, đỏ mặt đáp. Đám cưới của Edison và Mary diễn ra ngay sau đó. Hai người có với nhau được 3 người con. Sau khi Mary mất, ông cưới thêm một người vợ 19 tuổi nữa tên là Mina. Họ có với nhau 3 người con. Một trong số đó sau này tiếp quản công ty của Edison và trở thành thống đốc bang New Jersey. Edison mất ở tuổi 84, những câu cuối cùng ông nói vợ mình là: “Ở ngoài kia đẹp quá”.

Chuyện về Edison có kể đến thế kỉ bao nhiêu cũng không hết. Bởi đơn giản, cuộc đời ông chính là lát cắt chân thực nhất của khoa học, những phát minh của ông sẽ còn rọi sáng nhiều thế kỉ sau này nữa. Trong suốt cuộc đời cống hiến tận tụy của mình, Edison đã lãnh trước sau 1907 bằng phát minh, một kỉ lục vô tiền khoáng hậu trong giới khoa học. Ông cũng đã đọc tới hơn 10.000 cuốn sách và mỗi ngày ông có thể đọc hết 3 cuốn sách. Trí nhớ siêu việt và đầu óc sáng tạo không biết mệt mỏi đã làm cho tên tuổi ông trở thành chiếc chìa khóa tuyệt vời mở ra thế kỉ 20 cho nhân loại. Vì những phát minh kì diệu của ông, một tờ báo ở Mĩ hồi đó đã gọi Edison là “thầy phù thủy ở Menlo Park” (Menlo Park là tên phòng thí nghiệm của ông).
  • Minh Phương

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2010

Những nhân vật có ảnh hưởng nhất thập kỷ

Vladimir Putin

Hiện lên như một người đàn ông cường tráng và mạnh mẽ, đối nghịch với hình ảnh những lãnh tụ quốc gia già yếu Xô Viết trong lịch sử, Putin có sức thu hút đặc biệt. Chơi Judo, câu cá, bơi lội, chèo thuyền, lái máy bay chiến đấu, tầu thủy, xe tăng, thậm chí cởi trần cưỡi ngựa, Putin thể hiện như một anh hùng trong phim Hollywood.

Trong mắt một phần đông người Nga, Putin là anh hùng đã cứu nước Nga thoát khỏi trạng thái hỗn loạn và tìm lại vị thế cường quốc sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ. Nhà tỉ phú Soros có lý khi nhận định: "Với Putin, chủ nghĩa dân tộc thay cho chủ nghĩa cộng sản trong vai trò ý thức hệ."

Một quan điểm thân Mỹ và phương Tây cho rằng Putin là nhà độc tài có xu hướng dẫn dắt xã hội Nga đi về hướng phi dân chủ, cản trở tự do báo chí và xã hội dân sự. Putin trả lời:

"Tôi xin nói với các ngài một cách thành thật, chúng ta chắc chắn là không muốn có cùng kiểu dân chủ như họ có ở Iraq."

Bill Gates

Gates từng tâm sự rằng công việc chi phối ông tới mức nhiều lần ông lái xe vào con đường đến thẳng công ty trong khi định đi nơi khác. Gates sinh ra để đi trên con đường ấy với Microsoft, con đường đã mang lại cho ông ảnh hưởng toàn cầu.

Gates giờ đây đã đi một con đường khác. Năm 2008, ông chia tay Microsoft và trích 58 tỷ đôla tài sản của mình cho Quỹ từ thiện Bill và Melinda Gates. Người đàn ông giàu nhất thế giới từng "ước sao mình không phải là người giàu nhất" đã quyết định ghi dấu ấn và ảnh hưởng của mình ở một lĩnh vực hoàn toàn mới.

"Kẻ bỏ học nổi tiếng nhất Harvard" được coi là nhà tiên tri đã thành công trong việc "tạo ra thời đại" công nghệ thông tin nhờ "biết trước tương lai". Nhưng, khi tổng kết lại cuộc đời kinh doanh của mình trong cuốn "Con đường phía trước", ông vẫn nói:

"Thành công là một giáo viên tồi. Nó ru ngủ những người thông minh với suy nghĩ rằng họ không thể thất bại."

Alan Greenspan

Cựu chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ FED là một tín đồ nhiệt thành của kinh tế thị trường tự do, môn đồ của trường phái "bàn tay vô hình" của Adam Smith.

18 năm ngồi trên ghế chủ tịch FED để điều hành chính sách tiền tệ của nước Mỹ, những quyết định của Greenspan có ảnh hưởng vô cùng lớn tới nền tài chính toàn cầu. Giai đoạn nắm quyền của Greenspan được coi là khúc khải hoàn ca của sự thịnh vượng Mỹ cũng như của lý thuyết kinh tế tự do.

Cho tới khi nhà kinh tế khi đó đã 80 tuổi "rửa tay gác kiếm" vào năm 2006, Greenspan vẫn được tụng ca nhiệt liệt. Mọi chuyện chỉ bắt đầu đổ vỡ khi cuộc khủng hoảng tài chính vô tiền khoáng hậu bùng nổ năm 2008.

Cựu chủ tịch FED bị coi là tội đồ khi đã giảm lãi suất liên tục từ năm 2001 tới giữa năm 2004, việc này bị cho là đã tạo đà cho bong bóng bất động sản phình đại dẫn tới khủng hoảng. Lý tưởng tự do phi điều tiết tài chính của ông cũng đã dẫn tới sự hình thành vô số các công cụ tài chính phái sinh, chất xúc tác làm lan truyền khủng hoảng.

Đáp lại tất cả những lời cáo buộc, con người dành cả cuộc đời mình để suy ngẫm về kinh tế học đã thừa nhận có "sai lầm" nhưng vẫn chưa hết "sốc" và "ngơ ngác"

"Trụ cột quan trọng của cạnh tranh và thị trường tự do đã đổ vỡ. Tôi cũng chưa hiểu rõ toàn bộ sự việc xảy ra như thế nào."

Hồ Cẩm Đào

Hồ Cẩm Đào sinh năm 1942, tuổi Nhâm Ngọ. Sự thăng tiến trên con đường chính trị của ông cũng nhanh chóng và suôn sẻ như ngựa phi trên thảo nguyên thênh thang.

Chú ngựa ấy luôn về nhất trong các cuộc đua dù "non" nhất. Khi còn đi học, ông luôn đứng đầu. Trên quan lộ, năm 1982, Hồ Cẩm Đào trở thành uỷ viên trung ương trẻ nhất khi mới 39 tuổi. Năm 1985, ở tuổi 43, Hồ Cẩm Đào là bí thư tỉnh uỷ Quý Châu, bí thư tỉnh uỷ trẻ nhất. Năm 1992, khi mới 49 tuổi, ông trở thành Ủy viên Bộ chính trị trẻ nhất và năm 98 là Phó Chủ tịch nước trẻ nhất.

Luôn trẻ nhất nhưng Hồ Cẩm Đào nổi tiếng là con người chín chắn và điềm tĩnh đến thần bí. Chỉ nói vừa đủ những điều cần nói vào những lúc cần nói, lãnh tụ của quốc gia 1,3 tỉ dân hiếm khi hé lộ những cảm xúc bột phát hay phát ngôn thiếu thận trọng.

Quan điểm của ông gói gọn trong một câu phát biểu của ông dịp kỷ niệm 60 năm Quốc Khánh Trung Quốc vừa qua:

"Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể cứu nguy cho Trung Quốc và chỉ có cải cách và mở cửa mới có thể đảm bảo cho sự phát triển của Trung Quốc."

Larry PageSergey Brin

Hai nhà sáng lập ra Google cũng không ngờ rằng dự án nghiên cứu chung của họ khi đang làm tiến sỹ ở Stanford lại làm cho họ trở thành những tỉ phú chỉ vài năm sau đó.

Dự án bắt đầu vào năm 1996 và chỉ 10 năm sau, 2006, số lượt tìm kiếm trên Google đã là 2,7 tỉ lượt một tháng. Ảnh hưởng của Google tiếp tục tăng phi mã, con số ấy vào cuối năm 2009 đã là 31 tỷ.

Hai chàng trai cùng sinh năm 1973 đã tuyên bố sứ mệnh của Google là "sắp xếp và quản lý thông tin toàn cầu." Hai tiến sỹ "hụt" của Stanford đã làm được điều đó khi giúp hàng tỉ công dân toàn cầu tiếp cận thông tin ở bất kỳ lĩnh vực nào một cách miễn phí và nhanh chóng nhất, họ đã thay đổi cách thức học tập và thu thập thông tin của thế giới.

Vậy nhưng, khi chia sẻ về những kinh nghiệm thành công của mình ở Israel năm 2003, Larry Page chỉ đơn giản nói:

"Bạn phải hơi ngốc nghếch trong việc đặt ra mục tiêu. Hãy quan tâm tới điều không thể. Bạn hãy thử làm những việc mà người khác chưa nghĩ tới."

(vietnamnet)

Lý do các tỷ phú hà tiện

Họ nắm trong tay tiền muôn, bạc tỷ nhưng vẫn đi làm bằng xe đạp, tự cắt tóc cho mình và mặc quần áo không phải hàng hiệu. Tiết kiệm là bí quyết giúp họ làm giàu, ngay cả khi đã dư dả họ vẫn duy trì thói quen căn cơ của mình.

Tạp chí Forbes đã điểm lại một số gương mặt tiêu biểu. Người đầu tiên phải kể đến là Ingvar Kamprad, người Thụy Điển, đã tạo dựng tài sản trị giá 33 tỷ USD từ những sản phẩm nội thất mang nhãn hiệu Ikea nổi tiếng.

Hiện nay, ông chạy chiếc xe Volvo đời 1993, đi máy bay hạng phổ thông và thường dùng bữa tại những nhà hàng giá rẻ. Trong những lần trả lời phỏng vấn báo chí, tỷ phú 81 tuổi này không giấu chuyện thường khuyên bảo nhân viên dưới quyền: “Hãy làm như tôi: ăn uống ở căngtin của Ikea. Tôi thường đi ăn với một người khác bởi vì khi đặt hai suất ăn, bạn sẽ được một ly cà phê miễn phí”.

Một “lão hà tiện” khác là John Caudwell, Chủ tịch Tập đoàn phân phối điện thoại di động Caudwell. Theo thống kê của Forbes vào tháng 3, tài sản của Caudwell đã lên đến 2,2 tỷ USD. Vậy mà đại gia người Anh này vẫn thường tự cắt tóc cho mình và chỉ trung thành với quần áo của chuỗi cửa hàng bán lẻ Marks & Spencer.

“Tôi không cần mặc thời trang cao cấp của Savill Row hay lãng phí với những chai rượu đắt tiền. Tôi không cần đốt tiền để khoe mẽ”, ngài tỷ phú 54 tuổi tuyên bố. Sở hữu một chiếc Ferrari và một chiếc Bentley (hai loại xe cao cấp), nhưng Caudwell từng có thời gian đạp xe 23km mỗi ngày để đi làm, vừa tập thể dục, vừa tiết kiệm tiền xăng.

Không hẹn mà gặp, rất nhiều tỷ phú hà tiện có cách sinh hoạt rất giống nhau.

Tỷ phú Ấn Độ Azim Premji chỉ thích đi máy bay hạng phổ thông.

Giáo sư đại học Stanford David Cheriton được hưởng hơn 3,4 triệu cổ phần của Google nhờ làm cố vấn cho hai nhà sáng lập tập đoàn này. Thế nhưng, tỷ phú người Canada vẫn thích tự đạp xe mỗi khi đến những nơi gần nhà, còn khi đi xa thì chỉ ngồi sau tay lái chiếc xe tải Volkswagen đời 1986. Cũng như những đại gia kể trên, Cheriton chỉ chọn đi máy bay hạng phổ thông, thích mặc quần jean, áo pull thay vì đồ hiệu. Thậm chí ông còn sử dụng lại túi trà lọc đã uống một lần. Giáo sư này cũng là một tay kéo có hạng vì thường xuyên tự cắt tóc cho mình.

Tỷ phú Ấn Độ Azim Premji, người làm nên tên tuổi Tập đoàn công nghệ Wipro, cũng nổi tiếng là dè sẻn. Dù có trong tay 17,1 tỷ USD, nhưng nhân vật được mệnh danh là một trong những người giàu nhất châu Á này lại thích đi máy bay hạng phổ thông và ở trong nhà khách của công ty thay vì khách sạn năm sao mỗi khi đi công tác.

Azim Premji lái chiếc Ford Escort trong tám năm trước khi đổi sang chiếc Toyota Corolla, nhưng phương tiện đi làm yêu thích nhất của ông vẫn là đi bộ. Ông chủ Wipro thường tự đi bộ từ nhà đến công ty. Cách đây vài năm, ông đã dùng đĩa giấy để phục vụ thức ăn trong bữa cơm thân mật mừng đám cưới con trai mình.

Tỷ phú Thụy Điển Ingvar Kamprad đóng góp rất nhiều cho từ thiện.

Danh sách những nhà giàu hà tiện còn có Jim Walton, thành viên của gia đình sáng lập chuỗi siêu thị Walmart. Tuy sở hữu 16,4 tỷ USD nhưng đến giờ vẫn lái một chiếc xe tải nhỏ hiệu Dodge Dakota đời 1992. Hoặc tỷ phú Warren Buffett, người giàu thứ ba thế giới với tài sản 57 tỷ USD, hiện vẫn sống trong căn nhà mà ông mua từ 50 năm trước.

Tuy tằn tiện trong chi tiêu cho bản thân, nhưng không ít đại gia kể trên lại là những nhà hảo tâm hàng đầu thế giới. Chẳng hạn, ông chủ Ikea sẵn sàng bỏ ra hàng triệu USD làm từ thiện, giúp đỡ dân chúng địa phương và là một trong những nhà tài trợ lớn cho Quĩ Nhi đồng LHQ (UNICEF). Còn Warren Buffett đã cam kết đóng góp gần hết gia sản của mình cho mục đích từ thiện.

Khi được hỏi về tính căn cơ của mình, tỷ phú David Cheriton dẫn định nghĩa của từ điển bách khoa mở Wikipedia: “Tiết kiệm là việc kiếm được và sử dụng có hiệu quả hàng hóa hay dịch vụ kinh tế để đạt được những mục tiêu lâu dài”. Cheriton nói đó mới là thứ mà ông đang theo đuổi.

(Theo Tuổi Trẻ)

5 nhân vật "đáng sợ" nhất thế giới tài chính

No. 5 - Bill Gates

Bill Gates nổi tiếng nhất với tên tuổi đứng vào top những người giàu nhất hành tinh và nhà sáng lập của công ty công nghệ khổng lồ Microsoft. Thứ đã giúp ông và công ty của ông thiết lập được sự thống trị gần như hoàn toàn trên thị trường không phải là trình độ công nghệ thượng hạng, mà chính là đầu óc kinh doanh nhạy bén và khả năng cạnh tranh quyết liệt. Khi Microsoft đứng đầu cuộc chơi với MS-DOS, Excel, Word và sau đó là Windows, rất nhiều nhà đầu tư băn khoăn không hiểu tại sao lợi nhuận không được tính vào trong cổ tức. Sớm sau đó, mọi người nhận ra rằng Bill Gates đang tích trữ để xây dựng nên một quy mô khổng lồ.

Nhà đầu tư, những người đã cố gắng "dụ dỗ" hội đồng quản trị chia lợi nhuận, thường phải yên lặng khi Bill Gates phác thảo kế hoạch để Microsoft trở thành một trong những công ty lớn nhất thế giới. Hiện tại Microsoft có hàng tỷ đôla tiền dự trữ để có thể sử dụng làm vũ khí hoặc một tấm khiên chắn, tùy từng trường hợp. Kể cả khi Microsoft phải đối mặt với những vụ kiện độc quyền hay chiếm lĩnh thị phần mới, Bill Gates và đế chế Microsoft của Gates vẫn rất đáng sợ.

No. 4 - George Soros

George Soros thường được ví như một tên cướp biển và bị xem thường ở nhiều nơi như Thái Lan, Anh hay Malaysia. Nhà đầu tư tiền tệ nổi tiếng này đã tạo ra đống tài sản khổng lồ của mình sau những vụ đầu tư tiền. Sau vụ chiến thắng Ngân hàng trung ương Anh, Soros trở thành một nhân vật đáng sợ đối với những quốc gia đang cố gắng để bảo vệ đồng tiền dễ bị tổn thương của họ. Soros vượt xa so với những nhà đầu tư chỉ nhìn vào con số. Ông nghiên cứu kỹ tình hình của một quốc gia và cố gắng vạch ra những lỗi trong định giá; đặc biệt ông có sở thích đối với tình hình chính trị quốc gia. Rất năng động trong các hoạt động từ thiện nhằm kích thích những thay đổi chính trị, Soros thường sử dụng các position tiền tệ của mình để "trừng phạt" các quốc gia có tình hình chính trị bất ổn nhưng hầu hết các nhà đầu cơ khác lại bỏ qua do các số liệu kinh tế quá "đẹp". Bằng cách gây áp lực tài chính đối với chính phủ của các quốc gia này, Soros có thể gây ra những thay đổi chính trị mà có thể đã không bao giờ xảy ra nếu không làm như vậy. Các chính phủ có thể sợ ông, nhưng người dân của các quốc gia này có thể cảm ơn ông. (Mặc dù khiến phố Wall sợ hãi, nhưng các khoản từ thiện và cho vay không tính lời thường được tài trợ bởi Soros và Gates).

No. 3 - Carl Icahn

Carl Icahn có thể được coi là người ảnh hưởng đến nhiều quy định của Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch hơn bất cứ cá nhân nào.

Icahn là người tạo ra thủ thuật "greenmailing" và một trong những nguyên nhân chính khiến các quy tắc giao dịch rất nghiêm ngặt đối với những thương vụ mua cổ phiếu lên tới 5% tổng cổ phiếu đang lưu hành của công ty khác. Icahn làm mọi việc từ mua lại tài sản để bán lấy giá cao hơn (stripping asset) và buộc các công ty mua lại cổ phiếu, đến việc mắng mỏ CEO và các thành viên trong hội đồng quản trị.

Giờ đây do được bao bọc bởi SEC, Icahn mua quyền kiểm soát hoặc thậm chí lợi ích của cổ đông thiểu số trong những công ty mà ông coi là bị định giá thấp. Sau đó, Icahn lên các kế hoạch để gây dựng lại giá trị - từ việc tách thành công ty mới những đơn vị sản xuất hiệu quả, mua lại cổ phiếu, hoặc cắt giảm chi phí chung - và đe dọa những trận chiến "proxy" nếu lời khuyên của ông không được thực hiện. Với tên tuổi của mình, một công ty có thể thấy giá tăng vọt chỉ bằng cách khiến Icahn nổi giận do cổ phiếu của công ty đang bị tụt giá. Carl Icahn tạo ra giá trị cho các cổ đông, chứ không phải là cướp đi giá trị, nhưng một cuộc gặp với Icahn có thể là đủ để loại bỏ những CEO làm việc kém hiệu quả hoặc được trả lương quá cao.

No. 2 - John D. Rockefeller

John D. Rockefeller có thể là nhân vật đáng sợ nhất trong thế giới tài chính. Ông đã từng là người giàu nhất thế giới và vẫn đứng trong top giàu có nhất trong lịch sử hiện đại. Công ty của ông, Standard Oil, kiểm soát 90% sản lượng dầu công nghiệp và bị tai tiếng do đẩy đối thủ cạnh tranh vào thế phá sản và sau đó mua lại tài sản của họ. Nhưng thứ khiến Rockefeller thực sự đáng sợ đó là niềm tin tuyệt đối vào những gì ông đang làm. Rockefeller coi cạnh tranh khốc liệt là một biện pháp tạo ra lợi nhuận cho khách hàng thì ít mà gây hại cho kinh doanh thì nhiều. Rockefeller tin rằng lợi nhuận và lợi ích lớn hơn có thể đạt được bằng sự kết hợp, được gọi là tính kinh tế theo quy mô.

Rockefeller khiến người ta nhớ vụ sử dụng tài sản khổng lồ của Standard Oil để cản trở tàu vận chuyển khiến đối thủ và khiến đối thủ rơi vào bước đường cùng và đồng ý về phe mình, nhưng ông cũng đáng được ghi nhớ với việc nhấn mạnh vào hoạt động nghiên cứu và phát triển, giảm thiểu rác thải và chuyển các khoản tiết kiệm vào cho khách hàng. Rõ ràng mục tiêu và biện pháp Rockefeller tiến hành nhằm đạt được mục tiêu không hoàn toàn tốt, nhưng Rockefeller vừa đáng ngưỡng mộ vừa đáng sợ.

No. 1 - J.P. Morgan

J.P. Morgan là một người rất giàu có. Nhưng điều mà J.P. Morgan có nhiều hơn bất kỳ tỷ phú nào khác đó là quyền lực. Trong suốt cuộc đời của Morgan, người ta nói rằng Chúa sở hữu tâm hồn của con người và J.P. Morgan sở hữu phần còn lại. Quyền lực mà Morgan nắm giữ có được vừa là do lựa chọn thời cơ đúng lúc vừa do các đặc điểm cá nhân. Morgan là thống đốc ngân hàng đầu tiên của phố Wall, những công ty bảo hiểm như General Electric và International Harvester khi nền kinh tế Mỹ bắt đầu bùng nổ. Vào thời gian đó, danh tiếng của một ngân hàng quyết định sự đắt hàng của một đợt phát hành chứ không phải là những chỉ số tài chính của công ty đó, và danh tiếng của Morgan là vàng.

Tuy nhiên, thời khắc Morgan đạt đỉnh cao quyền lực và sợ hãi là vào thời kỳ Hoảng loạn ngân hàng năm 1907. Morgan tự tay tập hợp những người chủ chốt trong tài chính và chính trị trong biệt thự của ông và tiến hành các cuộc họp kín nhằm giải quyết các cuộc khủng hoảng. Mối lo cả nền kinh tế Hoa Kỳ chỉ phụ thuộc vào một thống đốc ngân hàng đã có tuổi để tồn tại khiến chính phủ lo sợ và Cục dự trữ liên bang đã được tạo ra nhằm ngăn chặn những tình huống tương tự trong tương lai.

www.SAGA.vn l theo Investopedia

Giàu nhờ dầu, bại bởi bạc

Trong thế giới đầu có một trường hợp hy hữu giàu lên không nhờ đầu cơ mà lụi bại lại bởi đầu cơ, và hai anh em (chứ không phải bố con hay mẹ con) đều sôi sục dòng máu đầu cơ trong người. Đó là hai anh em Bunker Hunt bà Herbert Hunt mà các nhà viết sử về đầu cơ gọi là anh em nhà Hunt.

Giàu nhờ dầu

Đã có thời ở nước Mỹ, gia đình Hunt được coi ngang bằng với gia đình Rockefeller, nếu như không nói là thậm chí còn giàu có hơn. Hai dòng họ này giống nhau ở một điểm là đều giàu lên nhanh chóng nhờ dầu lửa. Cả hai đều đã tìm ra dầu lửa ở những vùng đất thuộc quyền sở hữu của họ. Cả hai đều sớm nhận ra cả giá trị kinh tế lẫn giá trị chính trị to lớn từ dầu lửa. Cả hai đều tìm mọi cách để mua về những vùng đất dự đoán là có nguồn dầu lửa ở nước Mỹ cũng như ở nước ngoài. Cả hai đều tận dụng nền công nghiệp dầu lửa để kinh doanh và độc quyền. Điều khác nhau duy nhất là, ngày nay cái tên dòng họ Rockefeller vẫn còn được gắn liền với dầu lửa, trong khi cái tên của dòng họ Hunt lại không còn gợi nhớ hay khiến liên tưởng gì đến thứ “vàng lỏng” đó nữa mà lại được coi là biểu tượng cho sự thất bại trong một phi vụ đầu cơ duy nhất.

Ngay từ đầu những năm 30 của hế kỷ trước, gia đình Hunt đã phát hiện ra mỏ dầu được coi là lớn nhất thế giới cho tới khi đó ở bang Texas. Sự thăng tiến về tiền bạc và ảnh hưởng chính trị của gia đình này ở Mỹ bắt đầu từ đó. Cái tên của gia đình này không chỉ nhanh chóng trở thành thương hiệu mà còn là biểu tượng về sự kết hợp giữa giàu có và vai vế chính trị. Người Mỹ đã so sánh gia đình này với dòng họ Kennedy vì người cha của vị tổng thống sau này của nước Mỹ khi di cư từ Ireland sang cũng chỉ gần như với hai bàn tay trắng mà gây dựng nên cơ đồ lớn.

Điều khiến hai dòng tộc này khác biệt nhau là, trong khi những người con trai của dòng họ Kennedy đi từ tiền tài đến quyền lực để thực hiện tham vọng chính trị thì hai anh em nhà Hunt lại sử dụng của cải có được để mưu cầu và theo đuổi tham vọng trở nên giàu có hơn.

Đầu những năm 60, dầu lửa lại được phát hiện trong khu vực đất đai rộng lớn mà dòng họ Hunt được quyền khai thác ở châu Phi. Vì thế, có người cho rằng, sự giàu có của dòng họ Hunt là biểu hiện của “nước chảy chỗ trũng”, có kẻ cho rằng họ đã “may hơn khôn” - dù nói thế nào thì trong đó cũng ẩn ý ngạc nhiên, khâm phục và cả đố kỵ.

Bại bởi bạc

Cho tới thời điểm đó, đầu cơ không phải là hoạt động kinh doanh của dòng họ này và cũng chẳng phải là chủ trương hay chiến lược kinh doanh của họ. Mọi chuyện chỉ thay đổi và số phận của gia đình này chuyển sang lối rẽ khác khi hai người con trai trưởng thành. Với họ, nhu cầu không phải là “không bột mà gột nên hồ” như thế hệ trước mà làm cho giàu có thêm trên nền tảng giàu có mà thế hệ trước đã gây dựng thành. Cả hai nhìn nhận ra giới hạn của sự giàu sang nhờ dầu lửa và không thể cưỡng lại được sự quyến rũ của khả năng trở nên giàu có nhanh hơn và nhiều hơn nhờ đầu cơ. Không phải họ không ý thức được những rủi ro và mạo hiểm vốn rất đặc thù trong thế giới đầu cơ. Họ quá tin vào khả năng đầu cơ của chính mình. Bởi vậy, khi sai lầm không còn có thể khắc phục được nữa thì chỉ sai lầm duy nhất ấy đã làm cho dòng họ này gần như lụi bại.

Quyết định đầu cơ của họ có liên quan đến bối cảnh kinh tế và chính trị thời đó ở nước Mỹ và trên thế giới. Đó là thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam đã làm xói mòn sự tự tin của người Mỹ và nước Mỹ, khiến cho lạm phát gia tăng. Đồng thời, đó cũng là thời kỳ đồng đô la Mỹ bị mát giá nghiêm trọng, chế độ bản vị vàng sụp đổ, lòng tin vào đồng tiền bằng giấy bị sa sút nghiêm trọng. Vì ở Mỹ từ năm 1933 đã cấm tư nhân tàng trữ vàng nên hai anh em nhà Hunt quyết định đầu cơ vào bất động sản và bạc. Về sau, hai người có biện minh cho chủ trương này bằng lập luận rằng, họ làm vậy để cứu tài sản gia đình khỏi bị mất giá trị. Nhưng nếu nhìn vào những hành xử của họ khi đầu cơ vào bạc thì sẽ thấy không hẳn như vậy.

Thời đấy, giá bạc rất thấp, có 1,5 USD/ounce. Đối với hai người này thì giá ấy đã “thấp đến mức không còn có thể thấp hơn được nữa”, có nghĩa là chỉ có thể tăng trong thời gian tới. Từ năm 1970 đến 1973, hai anh em nhà Hunt mua vào 200.000 ounce bạc và đẩy giá bạc tăng lên gấp đôi. Năm 1974, anh em nhà Hunt công bố đang sở hữu 55 triệu ounce bạc, tương đương với 8% toàn bộ khối lượng bạc dự trữ trên toàn thế giới. Việc đó khiến cho các sở giao dịch chứng khoán và các cơ quan kiểm soát ngân hàng, tài chính và chứng khoán giật mình. Năm đó, giá bạc leo thang tới mức 6 USD/ounce. Lo ngại về việc dòng họ Hunt sẽ chiếm lĩnh địa vị chế ngự thị trường bạc là hoàn toàn có cơ sở.

Điều đặc biệt khiến bên ngoài lo ngại nữa là cách đầu cơ của anh em nhà Hunt. Họ không mua về và tàng trữ bạc dưới hình thức các hợp đồng mua bán theo thời hạn - như vẫn thường thấy ở các nguyên vật liệu khác - mà sử dụng trên thực tế. Mua cũng mua thật và bán cũng bán thật. Đối với họ, phương tiện thanh toán là bạc chứ không phải đồng đô la đang bị mất giá. Họ chuyển phần lớn lượng bạc mua về được sang châu Âu, chủ yếu để ở Thuỵ Sỹ vì lo ngại đến khả năng sẽ bị tịch thu nếu để ở Mỹ như đã từng xảy ra với vàng cách đó 40 năm. Chiến lược của họ là cứ mua bạc vào để độc quyền về giá cả.

Sai lầm lớn nhất và tai hại nhất của họ là không trù tính hết mức độ đối phó của các cơ quan kiểm soát và quản lý thị trường chứng khoán. Năm 1979, anh em nhà Hunt tiếp tục mua khối lượng lớn bạc và đẩy giá bạc lên tới 16 USD/ounce. Đó là giọt nước làm chảy tràn cốc. Các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán e ngại rằng, nếu anh em nhà này cứ tiếp tục mua về như vậy và bạc bị rút khỏi thị trường để lưu trữ lại ở đâu đó thì khối lượng bạc mà các ngành công nghiệp cần cho sản xuất hàng ngày sẽ thiếu hụt nghiêm trọng. Vì vậy họ đã tiến hành biện pháp khiến nhà Hunt suýt chút nữa thì bị phá sản, đó là thay đổi quy định.

Quy định mới chỉ cho phép nhà đầu tư hoặc đầu cơ giữ tối đa 3 triệu ounce bạc, phần còn lại phải bán đi trước tháng 2/1980. Đồng thời, các nhà đầu tư và đầu cơ buộc phải tăng dự trữ tiền bắt buộc nếu giá bạc tăng. Anh em nhà Hunt đi vay tiền để tiếp tục mua bạc, đẩy giá bạc lên tới 30 USD/ounce. Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán đối phó bằng biện pháp hạn chế số lượng hợp đồng giao dịch và rồi cuối cùng không cho phép mua vào mà chỉ chấp nhận bán ra, và thế là giá bạc bắt đầu xuống dốc. Và khi Cục Dữ trữ Liên bang nâng lãi suất chủ đạo thì cũng là lúc anh em nhà Hunt biết rằng số phận của họ đã được định đoạt. Tháng 3/1980, họ phải vay nợ 1,3 tỷ USD để thoát ra khỏi khối lượng bạc khổng lồ đã tàng trữ. Năm 1988, họ buộc phải tuyên bố phá sản.

Sai một ly đi một dặm, vậy mà anh em nhà Hunt đã sai lầm với cả một chiến lược đầu cơ. Họ đã đánh giá sai đối thủ đáng gờm nhất của bất cứ nhà đầu cơ nào là cơ quan quản lý của nhà nước. Cho tới nay, trong thế giới đầu cơ chưa có nhà đầu cơ nào đối đầu với nhà nước mà thành công.

Phỏng vấn vua phỏng vấn Larry King


Qua cuộc trò chuyện giữa Larry King và người hâm mộ, chúng ta có thể thấy được sự tinh tế và khéo léo của ông vua phỏng vấn này, cả khi đặt câu hỏi lẫn khi trả lời

Những câu chuyện dí dỏm về sự nghiệp của ông vua phỏng vấn Larry King sẽ được thể hiện qua cuộc trò chuyện giữa ông và người hâm mộ.

- Người ông muốn phóng vấn nhất mà chưa làm được?

Ông Larry King: Chắc chắn sẽ có Fidel Castro. Tôi luôn muốn được phỏng vấn một giáo hoàng, bất cư là giáo hoàng nào. Nhà văn Mỹ J.D. Salinger có lẽ là người khó gựp nhất. Tác phẩm “Bắt trẻ đồng xanh” (The Catcher In The Rye) của ông đã ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ của tôi. Tôi sẽ hỏi ông ấy: “Tại sao ông không viết tiếp? Có phải là ông đã cạn kiệt cảm xúc sau 4 cuốn sách?”. Những câu hói nó luôn dày vò tôi.

- Điều gì đã giúp ông tồn tại lâu trong cái nghề này?

Ông Larry King: Điều này không thể giải thích được. Tôi không muốn làm việc khác ngoài nghề phát thanh viên. Tôi đã nói luôn miệng từ lúc lên 5 tuổi. Tôi muốn nói trên sóng phát thanh. Tôi muốn xuất hiện trên truyền hình. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ được mọi người trên thế giới thấy mặt. Suýt nữa tôi đã đặt tên cho cuốn tự truyện của mình là “Tôi làm gì ở đây thế này?”.

- Ông có nhất trí với ý kiến cho ông, ông chỉ hỏi những câu hỏi dễ không?

Ông Larry King: Không nhất trí. Tôi không ngồi ở đó để làm khó người khác. Nếu tôi bắt đầu một cuộc phỏng vấn Nancy Pelosi (Chủ tịch Hạ viện My) bằng câu: “Tại sao bà lại nói dối về vụ tra tấn tù nhân?”, thì tôi sẽ không thể nào được biết những sự thật khác. Dồn người khác vào chân tường thì sẽ làm cho tôi có vẻ đắc ý. Lúc đó, họ sẽ làm “nền” cho tôi. Nhưng tôi không muốn khách mời trở thành nền cho mình.

- Ông có quan ngại về tính phổ biến của các chương tin tức bị xem là mang tính tuyên truyền không?

Ông Larry King: Tôi không quan tâm lắm, vì mọi chương trình đều mang tính chu kỳ. Hy vọng là chương trình phỏng vấn thẳng thắn, gợi lên nhiều suy nghĩ sâu sắc luôn luôn được phát sóng. Từ lâu tôi đã học được điều này: Tôi sẽ chẳng học được điều gì nếu cứ nói luôn miệng. Lúc đó người dẫn chương trình sẽ nói đến 90% thời gian, chỉ chừa 10% cho khách mời. Tôi không thể chấp nhận điều đó.

Cuộc phỏng vấn nào khiến ông ngạc nhiên nhất?

Ông Larry King: Đó là cuộc phỏng vấn G. Gordon Liddy (điệp viên thời Tổng thống Mỹ Nixon trong vụ bê bối chính trị Watergate. Tôi không thích đưa ra các đánh giá vội vã, nhưng ấn tượng ban đầu của tôi đối với ông ta là không mấy thiện cảm. Nhưng rồi tôi phải thực sự thích ông ta. Ông ta là người lập dị, nhưng mà lập dị cũng có cái hay của nó. Tôi thích kiểu đam mê của ông ta. Tôi khoái kiểu ông ta hài hước. Ông ta là một nhân vật thực sự đáng chú ý và vì thế là đối tượng tuyệt vời cho một cuộc phỏng vấn.

- Ông đã chịu áp như thế nào khi đưa những vị khách đình đám trên báo chí lá cải lên truyền hình?

Ông Larry King: Tôi không biết rằng tôi phải chịu áp lực đó, bởi tôi không chọn khách mời. Khi ánh đèn bật lên, tôi phải làm công việc của mình. Nếu tôi có phải bàn luận chuyện đứa trẻ mất tích hay một ngôi sao sắc đẹp vừa mới ly dị chồng, thì đó cũng chỉ là tính chất của công việc. Tôi chưa bao giờ từ chối một chương trình nào.

Ông có bao nhiêu cá quần dây đeo?

Ông Larry King: Tôi chưa đếm. Có bộ ở New York, bộ ở Washington và dĩ nhiên ở nhà tôi (tại Los Angeles) – chừng 150 bộ. Nhưng không nhất thiết là quần dây đeo. Mỗi chiếc quần tôi mua, jean hay loại khác, tôi đều cho đục lỗ để đeo dây.

Ông sẽ xử lý thế nào với vị khách mà ông không thích?

Ông Larry King: Ồ, tôi là một người dẫn chương trình chuyên nghiệp và công việc của tôi là dẫn chương trình. Quan điểm cá nhân của tôi không quan trọng. Điều quan trọng duy nhất là khách mời.

- Cuộc phỏng vấn nào làm ông thấy bực mình nhất?

Ông Larry King: Robert Mitchum, một trong những diễn viên mà tôi hâm mộ, từng khiến cho tôi phải phát khùng lên. Mỗi câu hỏi của tôi đều được anh ta trả lời bằng một từ cụt lủn. “Đúng, sai. Có thể, không chắc” . Tôi chẳng thể nào đọc được ý nghĩ của anh ta. Tình hình trở nên quá tệ đến nỗi tôi phải kết thúc cuộc phỏng vấn bằng câu hỏi anh ta ăn gì trong bữa tối. Và khi nói xong, anh ta hỏi lại: “Tôi trả lời trông thế nào?”

Cuộc sống “hậu Larry King” sẽ như thế nào?

Ông Larry King: Giống như diễn viên Milton Berle từng nói: “Nghỉ hưu à? Nghỉ cái gì?”, tôi không nghĩ tới chuyện nghỉ hưu. Tôi không phải là người có khả năng ăn không ngồi rồi. Nếu đó là một định luật, thì định luật đó không phù hợp với tôi.


Ông Larry King

Tên thật là Lawrence Harvey Ziegler, sinh ngày 19 /11/ 1933 tại Brooklyn; New York, Mỹ. Lúc nhỏ, Larry King từng tuyên bố với bố mẹ: “Con chỉ làm người dẫn chương trình và sẽ là người dẫn chương trình nổi tiếng thế giới”.

1982 và 1992: Giải George Foster Peabody dành cho người xuất sắc trong chương trình phát thanh - truyền hình.

1996: Giải thương Golden Plate cho những cống hiến của ông trong ngành công nghiệp truyền thông đại chúng do Viện Hàn lâm Mỹ trao tặng.

Nguyên tắc SMART trong kinh doanh

Cuộc sống ngày nay với sự đòi hỏi ngày càng cao trong công việc bắt buộc chúng ta phải có kỹ năng làm việc tốt để có thể thích nghi được với nó, đạt được kết quả cao trong công việc cũng như cân bằng được cuộc sống cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, với quỹ thời gian bất biến thì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể giải quyết hài hoà được việc này.

Mỗi ngày có 24 tiếng, một tuần có 7 ngày, 1 tháng có 30 ngày và một năm qua đi chỉ sau 365 ngày. Vậy thì tại sao trong một chừng mực thời gian nhất định, có người chẳng làm nên trò trống gì trong khi một số người làm được vô khối việc lớn lao to tát? Phải chăng họ có một khả năng siêu phàm và quỹ thời gian nhiêu hơn so với những người bình thường khác?

Quỹ thời gian của mọi người là như nhau, vì thế, câu trả lời không nằm ở chỗ chúng ta có bao nhiêu thời gian để làm các công việc đó như thế nào cho hiệu quả. Đa số các chuyên gia về quản lý nhân sự cho rằng để sử dụng thời gian của mình một cách tốt nhất, trước hết, mỗi cá nhân phải nhận định năng lực làm việc của bản thân dựa trên phân tích những điểm mạnh, điểm yếu đối với công việc mình đang đảm nhiệm, từ đó mà biết mình mong muốn điều gì trong sự nghiệp ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Đây chính là công việc đặt cho bản thân mình một mục tiêu để hướng tới. Làm thế nào để xác định được mục tiêu chính xác? Trong kinh doanh hiện đại, người ta thường đề cập đến nguyên tắc SMART, tức là mục tiêu được xây dựng dựa trên những tiêu chí sau:


SMART.png


* S-Specific: Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu.

* M-Measurable: Đo đếm được.

* A-Achievable: Có thể đạt được bằng chính khả năng của mình.

* R-Realistic: Thực tế, không viển vông.

* T-Time bound: Thời hạn để đạt được mục tiêu đã vạch ra.

Trong đó, tiêu chí “đo đếm được” gắn với những con số cụ thể. Ví dụ, mục tiêu của tôi là trở thành người giàu, vậy giàu thế nào? Nghĩa là cần phải có con số cụ thể để đo đếm được. Ví dụ một tỷ hay mười tỷ... Hơn thế nữa, chữ “M” còn mang tính động viên (Motivation), điều này sẽ luôn thôi thúc, tạo ra niềm mong muốn cháy bỏng để tập trung mọi hoạt động nhằm hướng tới mục tiêu nỗ lực phấn đấu để đạt được.

Cũng đối khi người ta nhầm lẫn giữa chữ “A” và chữ “R”. Tuy nhiên, điều “có thể thực hiện được” không đồng nhất với “thực tế”. Một người được mời về làm giám đốc tài chính ngân hàng thương mại cổ phần, bằng cấp chuyên môn và kinh nghiệm điều hành đều siêu hạng (A) mà không có “Chân” trong hội đồng quản trị (R) thì không thể có cơ hội trở thành tổng giám đốc của ngân hàng đó được. Từ ví dụ này có thể hiểu, nếu có đầy đủ điều kiện thuộc tiêu chí A mà thiếu đi tiêu chí R thì không thể đạt được mục tiêu. Điều này còn đúng hơn trong đời sống chính trị.

Bước tiếp theo sau khi xác định được Mục tiêu SMART là hãy viết mục tiêu đó ra giấy, đặt trên bàn làm việc hay bất cứ chỗ nào mà bạn có thể nhìn thấy hàng ngày. Cách này giúp bạn luôn nghĩ đến nó và thúc đẩy bạn hành động hướng tới mục tiêu đề ra.

Sau đó, hãy lập kế hoạch chi tiết để thực hiện. Như vậy, bạn sẽ tính được mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm bạn sẽ phải kiếm được bao nhiêu và rồi lên kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu đó, mỗi năm phải tiết kiệm mấy chục triệu, khi nào mua đất,cất nhà. Trong khi lập kế hoạch, cần thiết phải chia nhỏ mục tiêu ra để biết con đường bạn đi bao xa, bạn đã đi được chừng nào (đạt được bao nhiêu % kế hoạch) và tiếp tục bao lâu nữa để về đích.

Điều này cũng giống như tầm quan trọng của những cột cây số khi đi trên đường vậy. Khi đó bạn sẽ biết hôm nay, ngày mai rồi tháng này và năm này phải làm gì. Tốt nhất, nên viết sơ đồ phân tích công việc hàng ngày để biết việc gì cần làm trước, việc gì làm sau, việc gì là quan trọng (important) và việc gì gấp, cần làm ngay (urgent). Tâm lý chung của chúng ta là việc gì dễ và thích thì làm trước, việc khó và không thích thì để lại làm sau..

Thật tệ hại là việc khó càng để lâu, càng khó thực hiện và đôi khi việc gấp lại không hề quan trọng. Hãy liên tưởng tới câu chuyện về chiếc bình và những viên sỏi, nếu ngay từ đầu bạn cho vào chiếc bình đầy cát thì sẽ không có cách nào để xếp những viên đá hoặc sỏi vào đó nữa nhưng khi bạn xếp lần lượt đá-sỏi-cát, bạn còn chứa được cả nước cùng trong một chiếc bình. Vấn đề quan trọng không phải chiếc bình chứa được bao nhiêu thứ mà quan trọng là bạn phải biết phân biệt được công việc nào là khó “đá hộc” và đâu là những viên sỏi hay cát trong cuộc đời, biết cách quản lý thời gian hiệu quả để cân bằng cuộc sống.

Cách quản lý thời gian hiệu quả thường được nhìn nhận từ 2 khía cạnh, người quản lý và nhân viên.

Tại sao người chủ doanh nghiệp luôn cảm thấy thiếu thời gian và quá tải về công việc? Thường thì mức độ quá tải công việc của người quản lý tuỳ thuộc vào quá trình hình thành, quy mô doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, tâm lý chung của người lãnh đạo là luôn không hết việc. Những người tham công tiếc việc, làm việc đến 18 tiếng một ngày họ vẫn cảm thấy chưa đủ, đôi khi họ ao ước “phải chi 1 ngày có 25 tiếng, 1 tuần có 8 ngày và 1 năm có 366 ngày...” và họ luôn phạm phải một tội là “lấy cắp thời gian của gia đình”.

Vậy có phương pháp nào để cân bằng thời gian cho công việc, nghỉ ngời giải trí và cho gia đình? Với một doanh nghiệp mới ra đời thì hoàn toàn có thể chấp nhận được với sự quá tải về công việc và luôn phải làm thêm rất nhiều tiếng trong một ngày đối với người lãnh đạo. Nhưng tình trạng đó không thể kéo dài mãi, mấu chốt đầu tiên là người chủ doanh nghiệp phải biết cách xây dựng hệ thống, qui trình làm việc, tiếp theo là xây dựng ngay đội ngũ kế cận.

Tiếp đến là phân quyền cho nhân viên thì đòi hỏi phải thật rõ ràng cụ thể, phải đặt niềm tin vào người được giao việc và hãy lùi lại phía sau để nhân viện có sự chủ động trong giải quyết công việc. Nếu các cấp quản lý bên dưới giải quyết các sự vụ tốt thì người lãnh đạo sẽ yên tâm làm những việc “khó” đúng vai trò của mình. Vì thế, điều quyết định hiệu quả quản lý thời gian của người lãnh đạo chính là hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên.

Ở khía cạnh nhân viên, để thời gian làm việc đạt hiệu quả cao nhất, nhân viên phải xác định được mục tiêu của mình, biết lồng ghép mục tiêu cá nhân với mục tiêu của doanh nghiệp để lên kế hoạch công việc của bản thân. Người quản lý nên hướng dẫn nhân viên xây dựng một mục tiêu Smart, sau đó cùng thống nhất nhau về mục tiêu đó. Khi đã có được sự đồng thuận giữa nhân viên và cấp quản lý thì việc còn lại chỉ là lên kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu đề ra.

Việc phân biệt cái Important và cái Urgent đối với nhân viên không quan trọng như với người quản lý vì công việc của nhân viên thường theo chuyên môn cụ thể và ít những vấn đề phát sinh. Thay vào đó, tính kỷ luật về thời gian với bản thân là thứ cực kỳ quan trọng. Vì vậy, khi đã thống nhất về mục tiêu giữa cấp quản lý và nhân viên đó sẽ có động lực làm việc và họ sẽ tận dụng tối đa thời gian làm việc để đạt mục tiêu.

www.SAGA.vn - cannasafire | Theo DDQT

Robert Kiyosaki: “Hãy làm cho đồng tiền phải phục vụ mình”

“Mức độ thành công của một người được đánh giá qua những khát vọng, mơ ước của anh ta và cách anh ta đương đầu với những thất vọng trong cuộc sống” - đó là quan điểm của Robert Kiyosaki. Với 18 cuốn sách đã được phát hành và bán ra được hơn 26 triệu bản trên toàn thế giới, nhà tư vấn, nhà đầu tư tài chính tự làm nên này chắc hẳn đã có một ước mơ rất mạnh mẽ. Từ những bước khởi đầu khá khiêm tốn ở Hawaii, đến nay Kiyosaki đã trở thành một trong những doanh nhân nổi tiếng được nể phục nhất cũng như gây ra nhiều tranh luận nhất trên thế giới.

robertkiyosaki.jpg

Sinh ngày 8/4/1947 ở Halo, Hawaii, thành phố ven biển lớn nhất ở hòn đảo này, Robert Toru Kiyosaki thuộc thế hệ người Mỹ gốc Nhật thứ tư. Cha của cậu bé là một nhà giáo dục được nhiều người kính nể ở Hawaii, từng giữ chức quản lý các trường học của bang. Sau khi tốt nghiệp Trường Trung học Hilo, Kiyosaki quyết định xin vào Học viện Thương mại hàng hải Hoa Kỳ ở New York.

Tốt nghiệp học viện nói trên vào năm 1969, Kiyosaki xin gia nhập lực lượng hải quân. Năm 1974, Kiyosaki rời quân ngũ và vào làm việc cho Xerox với vai trò là một nhân viên bán hàng. Công việc này đã tạo ra một sự thay đổi lớn cho cuộc đời của Kiyosaki.

Năm 1977, Kiyosaki cảm thấy không còn hài lòng với việc làm thuê nữa và nghĩ đến việc thành lập một công ty riêng. Cảm thấy hứng thú với triển vọng kinh doanh một loại ví bằng nilon kiểu velcro (có hai dải băng bằng sợi nilon để dán vào nhau thay cho dây kéo), Kiyosaki đã nhập mặt hàng này từ nước ngoài. Mặt hàng nhanh chóng trở nên phổ biến với những người yêu thích bộ môn lướt sóng, được gọi là “những chiếc ví dành cho người lướt sóng” (surfer wallet). Công ty đạt được thành công khiêm tốn ban đầu nhưng rồi cũng bị phá sản. Không chùn bước trước thất bại này, Kiyosaki đã chuyển sang một lĩnh vực kinh doanh mới.

Đầu thập niên 1980, Kiyosaki thành lập công ty thứ hai, chuyên sản xuất áo T-shirt cho các ban nhạc rock nặng. Nhưng không may là công ty này còn kém thành công hơn công ty đầu, nhanh chóng bị phá sản. Đến lúc này, Kiyosaki buộc phải chuyển hướng.

Từng bước, Kiyosaki đã trở thành nhân vật chủ chốt trong các cuộc hội thảo có chủ đề “Money & You” (Tiền và bạn) nhằm tư vấn, định hướng phát triển cho các cá nhân. Những cuộc hội thảo này kéo dài ba ngày rưỡi và được bắt đầu bởi Marshall Thurber, sau đó được nhân rộng và trở nên phổ biến trên toàn nước Mỹ. Đến khi Thurber về hưu (năm 1985), Kiyosaki quyết định nắm lấy cơ hội bằng cách hợp tác với một đối tác cũ của Thurber là D.C Cordova. Cả hai thành lập một tổ chức giáo dục, tập trung vào các vấn đề tài chính và kinh doanh để giúp các cá nhân phát triển nghề nghiệp một cách độc lập.

Mặc dù bị thua lỗ nặng ngay trong năm đầu tiên, công ty của Kiyosaki và Cordova đã cố gắng tồn tại. Trong chín năm tiếp theo, Kiyosaki đi vòng quanh thế giới để dạy cho các sinh viên về các chiến lược tài chính. Trong thời gian đó, ông đầu tư vào bất động sản và nhờ số tiền lời có được từ những khoản đầu tư này, Kiyosaki có thể nghỉ hưu ở tuổi 47.

Thế nhưng không phải là một người thích hưởng cuộc sống an nhàn, chỉ hai năm sau, Kiyosaki đã trở lại với lĩnh vực đào tạo và đầu tư. Năm 1996, ông thành lập Cashflow Technologies Inc. - một tổ chức giáo dục về tài chính. Chương trình CASHFLOW 101 của công ty này tuy không thành công ngay tức thời nhưng sau đó đã trở nên phổ biến.

RK.gifSau đó, Kiyosaki đã viết một cuốn sách làm nên tên tuổi của ông. Đó là cuốn sách có tựa đề > Sự khác biệt giữa Tài sản - Tiêu sản " href="http://saga.vn/view.aspx?id=4257" target="_blank">Rich Dad Poor Dad (Tạm dịch: Cha giàu, cha nghèo). Cuốn sách này đi ngược lại với những lời khuyên mà cha của Kiyosaki dành cho cậu từ thuở nhỏ là “Hãy tìm một việc làm tốt, làm việc chăm chỉ và tiết kiệm tiền”. Kiyosaki gọi đó là lời khuyên của một người cha nghèo và ông đưa ra lời khuyên của một người cha giàu là “Hãy học cách quản lý rủi ro và khiến đồng tiền phải phục vụ anh”. Rich Dad Poor Dad sau này đã được nhân bản thành một loạt sách 18 cuốn, được xuất bản ở 90 nước trên thế giới và bằng 45 ngôn ngữ khác nhau. Bộ sách này cũng trở thành một trong những cuốn sách bán chạy lâu nhất và nhờ nó, Kiyosaki đã được trang web kinh doanh sách trực tuyến Amazon.com đưa vào danh sách 25 tác giả nổi tiếng nhất trên thế giới.

Hiện nay, có hơn 1.600 câu lạc bộ quản lý tài chính trên toàn thế giới được điều hành, giảng dạy bởi những người trung thành với các lý thuyết của Kiyosaki. Mặc dù những lời khuyên về đầu tư của Kiyosaki cũng nhận được không ít lời phê bình, chỉ trích, nhưng ngày càng có nhiều người trên thế giới tìm đến ông để mong biến những ước mơ làm giàu của họ thành sự thật. Các chuyên gia nghiên cứu về khởi nghiệp thì rút ra những bài học sau từ những thành công của Kiyosaki:


1. Làm cho đồng tiền phải phục vụ mình: “Chúng ta đến trường để học cách làm việc cực nhọc nhằm kiếm tiền. Tôi viết sách và tạo ra những sản phẩm để dạy mọi người cách khiến cho đồng tiền phải phục vụ họ” - Kiyosaki nói. Theo ông, điểm khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo là trong khi người giàu chú trọng vào việc mua thêm tài sản thì người nghèo lại bị ngập trong nợ nần. Do đó không nên làm việc cật lực để kiếm tiền mà học cách đầu tư thông minh để làm cho đồng tiền phải quay lại phục vụ mình.

2. Muốn thành công phải học hỏi: “Anh phải trở thành một người khôn ngoan, thời làm ăn dễ dàng đã qua. Nếu anh không thể lập ra các báo cáo tài chính về tài sản và nợ nần của mình thì anh khó có thể ra những quyết định đầu tư có tiềm năng nhất - Kiyosaki khuyên.

3. Những cơ hội lớn đến ngay từ suy nghĩ: “Người giàu biết cách tạo ra tiền. Các cơ hội lớn không đến từ việc quan sát, mà từ trong những suy nghĩ. Bạn cần phải tự học cách nhận ra các cơ hội” - Kiyosaki bật mí.

4. Làm việc để tích lũy kinh nghiệm, chứ không phải vì tiền: “Nhiều doanh nhân không phát triển được vì họ thiếu kỹ năng lãnh đạo. Thay vì học hỏi ở những người khác, họ lại đổ lỗi cho người khác. Nhưng đổ lỗi là con đường ngắn nhất đi đến thất bại” - Kiyosaki chỉ rõ.

5. Hãy hành động ngay hôm nay vì mục đích giành chiến thắng: “Khác biệt duy nhất giữa người giàu và người nghèo là cách sử dụng thời gian. Những người nghèo, người bất hạnh, người không thành công và người không khỏe mạnh là những người sử dụng từ “ngày mai” thường xuyên nhất. Ngày mai chỉ tồn tại trong ý nghĩ của những người sống bằng mộng tưởng và những người thất bại. Hãy bắt tay vào công việc ngay ngày hôm nay với mục tiêu là chiến thắng” - Kiyosaki khuyên.

NHẤT NGUYÊN tổng hợp
(Trang Doanh nhân trẻ, Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần số 215, ra ngày 14/9/2007)

George Soros: Thiên tài hay tội nhân?

Trong thế giới đầu cơ có một cư dân kiếm được nhiều tiền và rất nhanh nhờ đầu cơ, lại không hề giấu diếm bí quyết đầu cơ và dùng rất nhiều tiền có được từ đầu cơ để làm chính trị. Cư dân này tự tin đến mức dám tuyên bố công khai rằng: “Tôi có thể làm thay đổi thế giới” - người đó là George Soros.

George Soros là một trong những nhà đầu cơ có được nhiều biệt danh phụ nhất, thậm chí còn được coi là “nguyên thủ quốc gia không có quốc gia”. Về mọi phương diện, con người này đều có những cá tính rất riêng.

Soros2.jpg

Là người Do Thái, sinh năm 1930 ở Hungari, George Soros di cư sang Tây Âu năm 1946 và năm 1947 sang Anh, theo học Trường Đại học Khoa học chính trị và kinh tế London cho tới năm 1952 và sang Mỹ định cư từ năm 1956. Mấy dòng tiểu sử đơn giản ấy đủ để cho thấy hai nét đặc thù nhất xuyên suốt cả cuộc đời của nhà đầu cơ này là hoạt động kinh tế và chính trị, cụ thể hơn nữa là đầu cơ và dùng tiền có được từ đầu cơ để hậu thuẫn phe đối lập ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây cũng như tài trợ cho các hoạt động chính trị theo hướng xây dựng “xã hội mở” ở rất nhiều quốc gia khác trên thế giới sau này.

Chỉ qua một đêm trở thành huyền thoại

Mười hai năm đầu tiên ở nước Mỹ là thời kỳ học việc của George Soros, là thời kỳ Soros để tâm nghiên cứu kinh tế và theo dõi biến động thị trường để tìm ra những khe hở có thể lợi dụng được. Không có nhiều vốn liếng, Soros biết rằng không thể làm ăn lớn ngay được, không thể kiếm tiền nhanh ngay được, lại càng không thể có chuyện đầu tư lâu dài, cho dù đó là đầu tư vào công nghiệp hay dịch vụ, bất động sản hay chứng khoán. Đầu cơ không chỉ có sức lôi kéo quyến rũ. Soros đủ tri thức để hiểu rằng, muốn thành công thì cũng phải biết cách đầu cơ. Giải pháp của Soros rất đơn giản: Không có vốn thì phải sử dụng vốn của kẻ khác, muốn kiếm tiền nhanh thì phải trốn thuế và phải liên danh với đối tác để giảm bớt rủi ro.

Cơ hội đến với George Soros năm 1968 khi ông gặp Jim Rogers. Công bằng mà nói thì gặp George Soros cũng là cơ hội đối với Jim Rogers. Cuộc hội ngộ này, không biết do tình cờ hay là chủ ý của số phận, đã mở đường cho cả hai về sau đều nổi danh trong thế giới đầu cơ. Cả hai thành lập ra cái gọi là Quỹ bảo lãnh đầu tư Quantum Funds để huy động vốn của kẻ khác và sử dụng số vốn đó để đầu tư, trả cho người góp vốn hoặc là lãi suất, hoặc là lợi tức từ các phi vụ đầu tư. Quỹ này được đăng ký tại Curacao, một hòn đảo ở ngoài khơi Venezuela, nơi được coi là một trong những thiên đường thuế thời đó mà các cơ quan kiểm soát tài chính và chứng khoán Mỹ không với tới được. Trong kinh doanh chứng khoán, việc sử dụng thông tin của người trong cuộc bị xử phạt rất nặng vì nó thường đem lại lợi nhuận rất lớn. Soros và Rogers đã xây dựng mạng lưới thông tin riêng để thu lượm và khai thác triệt để nguồn thông tin này. Cả hai giàu lên nhờ đầu cơ trên cơ sở ấy. Về sau, có người nói họ may mắn, nhưng cũng có kẻ đổ cho sự yếu kém của bộ máy quản lý và kiểm soát thị trường chứng khoán mà cả hai đều không bị phát hiện. Nhưng thời kỳ Soros và Rogers đường ai nấy đi mới là thời kỳ huy hoàng nhất của Soros.

Phi vụ đầu cơ nổi tiếng đầu tiên của Soros được thực hiện vào năm 1988. Ngày ấy, Soros vận hành liên hoàn giữa mua và bán cổ phiếu của ngân hàng Societe Generale, một ngân hàng lớn của Pháp, và kiếm được 2,2 triệu USD. Mãi đến năm 2006, một tòa án ở Pháp mới kết tội Soros sử dụng thông tin của người trong cuộc ở vụ đầu cơ này và đòi Soros phải hoàn trả tất cả lợi nhuận. Soros kháng án lên tận Tòa án Nhân quyền của châu Âu. Một phán xử như vậy vào năm 1988 đủ để hủy hoại toàn bộ sự nghiệp đầu cơ của Soros, nhưng lại chẳng làm được gì nhà đầu cơ này vào thời điểm năm 2006.

Soros.GIF

Nhưng nổi tiếng nhất là vụ đầu cơ đồng Bảng Anh mà lịch sử đầu cơ thế giới cũng như lịch sử tài chính thế giới gọi là “Ngày thứ Tư đen tối” - ngày 16/9/1992. Ngày ấy, Soros cho rằng đồng Bảng Anh được giữ ở tỷ giá quá cao và sẽ không thể trụ lại lâu ở mức độ đó. Soros dùng tất cả vốn liếng của mình và vay mượn bằng đồng Bảng Anh với hết khả năng của mình để bỏ ra mua về đồng Deutsche Mark và USD, khuấy động hẳn một làn sóng đầu cơ nhằm vào đồng Bảng Anh, đến mức khiến Ngân hàng Anh buộc phải phá giá đồng Bảng Anh và nước Anh buộc phải ra khỏi Hệ thống Tiền tệ châu Âu, còn Ngân hàng Anh thì phải trải qua quá trình cải tổ. Khi đồng Bảng Anh bị phá giá, Soros bỏ ngoại tệ kia ra mua lại Bảng Anh - đương nhiên với giá thấp hơn, thanh toán công nợ và thu về 1 tỷ USD chỉ sau có một đêm. Vụ đầu cơ này giúp Soros trở thành huyền thoại sống trong thế giới đầu cơ.

Năm 1993, mục tiêu tấn công của Soros là đồng Deutsche Mark của Đức, năm 1998 là đồng Rúp của Nga và năm 1999 là đồng Euro. Thời điểm 1997 - 1998, Soros nhằm vào đồng Baht của Thái Lan và vì thế bị coi là người đã gây ra cuộc khủng hoảng tiền tệ ở châu Á. Thủ tướng Malaysia Mahathir thời đó đã công khai đổ trách nhiệm cho Soros, cho dù chẳng ai có thể chứng minh được rõ ràng và Soros bác bỏ hoàn toàn mọi trách nhiệm. Dù thế nào thì chúng cũng giúp Soros càng thêm nổi tiếng và được nể vì. Năm 2007, Soros trù đoán là kinh tế Mỹ còn suy thoái và nhận ra cơ hội đầu cơ tuyệt vời sau nhiều năm giải nghệ. Kết quả là chỉ một năm sau, Soros thu về được hơn 1 tỷ USD. Việc hậu thuẫn tài chính cho những lực lượng đối lập ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây được coi là phi vụ đầu cơ chính trị đáng kể nhất của Soros và giúp Soros có được ảnh hưởng không nhỏ ở các quốc gia Đông Âu sau chiến tranh lạnh.

Công khai bí quyết


George Soros là một trong số rất ít nhà đầu cơ dám công khai bí quyết đầu cơ của mình. Qua những sách, bài viết, tham luận và trả lời phỏng vấn, người ta đã tổng kết nên 24 bí quyết đầu cơ thành công của Soros, trong đó nổi bật nhất là bí quyết “dám liều, nhưng liều có mức độ và thận trọng cao nhất có thể”. Nghe thì thấy rất dễ và không ai có thể phản bác được, nhưng thực hiện cụ thể mới là cái khó. Soros thực hiện đầu cơ rất thành công bởi nhà đầu cơ này rất am hiểu thị trường, am hiểu đến mức có thể đoán biết được trước phần nào diễn biến của thị trường trong thời gian tới. “Tôi hiểu thị trường tốt hơn những người khác. Vì thế tôi kiếm được tiền. Vì thế tôi nhận biết được những lỗi của thị trường”, Soros vẫn thường nói như vậy mà không hề cho rằng mình đã quá tự tin hay tự cao tự đại.

Soros chuyên đầu cơ tiền tệ và vì thị trường tiền tệ chịu tác động rất lớn bởi chính sách của các chính phủ và các ngân hàng trung ương quốc gia nên Soros luôn đặt hoạt động đầu cơ của mình trong mối liên hệ với các diễn biến trên chính trường. Những dự đoán của Soros làm cơ sở cho quyết định đầu cơ được dựa trên cơ sở ấy và triết lý đầu cơ của Soros cũng được đặt trên cơ sở ấy: dùng đầu cơ để tác động tới chính sách khiến chính sách buộc phải được điều chỉnh sao cho có lợi nhất cho hoạt động đầu cơ. Không phải lần nào Soros cũng thành công với chiến lược đầu cơ này, nhưng cho tới nay Soros vẫn luôn thắng ở những trận cần phải thắng nhất và đáng phải thắng nhất.

Đương nhiên, nhà đầu cơ trứ danh nào chẳng có tố chất năng khiếu đầu cơ bẩm sinh. Năng khiếu ấy cùng với tri thức và kinh nghiệm có được theo thời gian và ở thời khắc quyết định được xúc tác bằng tính liều lĩnh có tính toán chính là những thứ đã giúp Soros trở thành nhân vật có một không hai trong thế giới đầu cơ. Chứ còn những hoạt động chính trị của Soros chẳng phải là chuyện hiếm ở các cư dân của thế giới đầu cơ.
(theo SAGA)