Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2010

5 nhân vật "đáng sợ" nhất thế giới tài chính

No. 5 - Bill Gates

Bill Gates nổi tiếng nhất với tên tuổi đứng vào top những người giàu nhất hành tinh và nhà sáng lập của công ty công nghệ khổng lồ Microsoft. Thứ đã giúp ông và công ty của ông thiết lập được sự thống trị gần như hoàn toàn trên thị trường không phải là trình độ công nghệ thượng hạng, mà chính là đầu óc kinh doanh nhạy bén và khả năng cạnh tranh quyết liệt. Khi Microsoft đứng đầu cuộc chơi với MS-DOS, Excel, Word và sau đó là Windows, rất nhiều nhà đầu tư băn khoăn không hiểu tại sao lợi nhuận không được tính vào trong cổ tức. Sớm sau đó, mọi người nhận ra rằng Bill Gates đang tích trữ để xây dựng nên một quy mô khổng lồ.

Nhà đầu tư, những người đã cố gắng "dụ dỗ" hội đồng quản trị chia lợi nhuận, thường phải yên lặng khi Bill Gates phác thảo kế hoạch để Microsoft trở thành một trong những công ty lớn nhất thế giới. Hiện tại Microsoft có hàng tỷ đôla tiền dự trữ để có thể sử dụng làm vũ khí hoặc một tấm khiên chắn, tùy từng trường hợp. Kể cả khi Microsoft phải đối mặt với những vụ kiện độc quyền hay chiếm lĩnh thị phần mới, Bill Gates và đế chế Microsoft của Gates vẫn rất đáng sợ.

No. 4 - George Soros

George Soros thường được ví như một tên cướp biển và bị xem thường ở nhiều nơi như Thái Lan, Anh hay Malaysia. Nhà đầu tư tiền tệ nổi tiếng này đã tạo ra đống tài sản khổng lồ của mình sau những vụ đầu tư tiền. Sau vụ chiến thắng Ngân hàng trung ương Anh, Soros trở thành một nhân vật đáng sợ đối với những quốc gia đang cố gắng để bảo vệ đồng tiền dễ bị tổn thương của họ. Soros vượt xa so với những nhà đầu tư chỉ nhìn vào con số. Ông nghiên cứu kỹ tình hình của một quốc gia và cố gắng vạch ra những lỗi trong định giá; đặc biệt ông có sở thích đối với tình hình chính trị quốc gia. Rất năng động trong các hoạt động từ thiện nhằm kích thích những thay đổi chính trị, Soros thường sử dụng các position tiền tệ của mình để "trừng phạt" các quốc gia có tình hình chính trị bất ổn nhưng hầu hết các nhà đầu cơ khác lại bỏ qua do các số liệu kinh tế quá "đẹp". Bằng cách gây áp lực tài chính đối với chính phủ của các quốc gia này, Soros có thể gây ra những thay đổi chính trị mà có thể đã không bao giờ xảy ra nếu không làm như vậy. Các chính phủ có thể sợ ông, nhưng người dân của các quốc gia này có thể cảm ơn ông. (Mặc dù khiến phố Wall sợ hãi, nhưng các khoản từ thiện và cho vay không tính lời thường được tài trợ bởi Soros và Gates).

No. 3 - Carl Icahn

Carl Icahn có thể được coi là người ảnh hưởng đến nhiều quy định của Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch hơn bất cứ cá nhân nào.

Icahn là người tạo ra thủ thuật "greenmailing" và một trong những nguyên nhân chính khiến các quy tắc giao dịch rất nghiêm ngặt đối với những thương vụ mua cổ phiếu lên tới 5% tổng cổ phiếu đang lưu hành của công ty khác. Icahn làm mọi việc từ mua lại tài sản để bán lấy giá cao hơn (stripping asset) và buộc các công ty mua lại cổ phiếu, đến việc mắng mỏ CEO và các thành viên trong hội đồng quản trị.

Giờ đây do được bao bọc bởi SEC, Icahn mua quyền kiểm soát hoặc thậm chí lợi ích của cổ đông thiểu số trong những công ty mà ông coi là bị định giá thấp. Sau đó, Icahn lên các kế hoạch để gây dựng lại giá trị - từ việc tách thành công ty mới những đơn vị sản xuất hiệu quả, mua lại cổ phiếu, hoặc cắt giảm chi phí chung - và đe dọa những trận chiến "proxy" nếu lời khuyên của ông không được thực hiện. Với tên tuổi của mình, một công ty có thể thấy giá tăng vọt chỉ bằng cách khiến Icahn nổi giận do cổ phiếu của công ty đang bị tụt giá. Carl Icahn tạo ra giá trị cho các cổ đông, chứ không phải là cướp đi giá trị, nhưng một cuộc gặp với Icahn có thể là đủ để loại bỏ những CEO làm việc kém hiệu quả hoặc được trả lương quá cao.

No. 2 - John D. Rockefeller

John D. Rockefeller có thể là nhân vật đáng sợ nhất trong thế giới tài chính. Ông đã từng là người giàu nhất thế giới và vẫn đứng trong top giàu có nhất trong lịch sử hiện đại. Công ty của ông, Standard Oil, kiểm soát 90% sản lượng dầu công nghiệp và bị tai tiếng do đẩy đối thủ cạnh tranh vào thế phá sản và sau đó mua lại tài sản của họ. Nhưng thứ khiến Rockefeller thực sự đáng sợ đó là niềm tin tuyệt đối vào những gì ông đang làm. Rockefeller coi cạnh tranh khốc liệt là một biện pháp tạo ra lợi nhuận cho khách hàng thì ít mà gây hại cho kinh doanh thì nhiều. Rockefeller tin rằng lợi nhuận và lợi ích lớn hơn có thể đạt được bằng sự kết hợp, được gọi là tính kinh tế theo quy mô.

Rockefeller khiến người ta nhớ vụ sử dụng tài sản khổng lồ của Standard Oil để cản trở tàu vận chuyển khiến đối thủ và khiến đối thủ rơi vào bước đường cùng và đồng ý về phe mình, nhưng ông cũng đáng được ghi nhớ với việc nhấn mạnh vào hoạt động nghiên cứu và phát triển, giảm thiểu rác thải và chuyển các khoản tiết kiệm vào cho khách hàng. Rõ ràng mục tiêu và biện pháp Rockefeller tiến hành nhằm đạt được mục tiêu không hoàn toàn tốt, nhưng Rockefeller vừa đáng ngưỡng mộ vừa đáng sợ.

No. 1 - J.P. Morgan

J.P. Morgan là một người rất giàu có. Nhưng điều mà J.P. Morgan có nhiều hơn bất kỳ tỷ phú nào khác đó là quyền lực. Trong suốt cuộc đời của Morgan, người ta nói rằng Chúa sở hữu tâm hồn của con người và J.P. Morgan sở hữu phần còn lại. Quyền lực mà Morgan nắm giữ có được vừa là do lựa chọn thời cơ đúng lúc vừa do các đặc điểm cá nhân. Morgan là thống đốc ngân hàng đầu tiên của phố Wall, những công ty bảo hiểm như General Electric và International Harvester khi nền kinh tế Mỹ bắt đầu bùng nổ. Vào thời gian đó, danh tiếng của một ngân hàng quyết định sự đắt hàng của một đợt phát hành chứ không phải là những chỉ số tài chính của công ty đó, và danh tiếng của Morgan là vàng.

Tuy nhiên, thời khắc Morgan đạt đỉnh cao quyền lực và sợ hãi là vào thời kỳ Hoảng loạn ngân hàng năm 1907. Morgan tự tay tập hợp những người chủ chốt trong tài chính và chính trị trong biệt thự của ông và tiến hành các cuộc họp kín nhằm giải quyết các cuộc khủng hoảng. Mối lo cả nền kinh tế Hoa Kỳ chỉ phụ thuộc vào một thống đốc ngân hàng đã có tuổi để tồn tại khiến chính phủ lo sợ và Cục dự trữ liên bang đã được tạo ra nhằm ngăn chặn những tình huống tương tự trong tương lai.

www.SAGA.vn l theo Investopedia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã nhận xét cho bài viết này.